Vị trí Nam Phố Nam Phố trừng ba

Sau khi quân Xiêm tràn sang đánh phá dữ dội Hà Tiên vào năm 1771, văn thơ thì mất mát, còn người thì tản lạc; lâu dần rồi không ai còn nhớ Nam Phố mà Mạc Thiên Tứ đã nói trong thơ hiện ở đâu. Đến năm 1960, thi sĩ Đông Hồ mới công bố lần đầu Nam Phố chính là Bãi Ớt (nay thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Ông viết:

Người khách du lịch đến Hà Tiên vào mùa gió Tây Nam, lúc nào nhìn ra mặt biển cũng thấy cảnh sóng bạc trùng trùng. Như vậy mà, có một chỗ gọi là Nam Phố (tục danh là Bãi Ớt) ở trên đường Rạch Giá - Hà Tiên, cách trấn lỵ Hà Tiên độ 11 cây số. Vì nhờ vị thế nằm khuất vào hai đồi núi nhô ra, che cho cánh bãi không bị sóng gió lọt vào, khiến cho cảnh bãi biển, tuy là trong mùa động Nam mà vẫn yên lặng êm đềm như mặt nước hồ thu.[2]

Nhưng theo bài viết "Cần xác định đúng địa điểm Nam Phố trừng ba" của tác giả Trương Minh Đạt, thì Nam Phố không thể ở xa trấn lỵ Hà Tiên đến như vậy. Ông dẫn ra nhiều tài liệu, trong số đó có ba tài liệu đáng chú ý như sau:

  • Sách Hoàn Vũ Ký của Tĩnh Sơn Nguyễn Thu đời Thiệu Trị, chép về Nam Phố (dịch):
Tại bãi biển, từ tỉnh lỵ (tức vị trí phố chợ ngày nay) nhìn ra thì thấy, đó gọi bãi Nam, tức tên trong mười bài vịnh, cảnh Nam Phố trừng ba là đó vậy.[3]
  • Bài thơ Nôm Hà Tiên thập cảnh tổng vịnh, có câu:
Đông Hồ Lộc Trĩ luôn dòng chảy,Nam Phố Lư Khê một mạch xanh.Cao nghiêm nhà trung nghĩa, Bình San Tô Châu non chót vót,Vĩnh viễn đời khói hương, Đông Hồ Nam Phố ánh trăng trong.

Căn cứ vào thơ và văn tế vừa ghi trên, thì rõ ràng Mạc Thiên Tứ và Nguyễn Hữu Lập đều nói rằng: Nam Phố, Lư Khê, Đông Hồ là ba nơi ở kề cận nhau.

Sau khi phân tích kỹ càng, Trương Minh Đạt kết luận: Nam Phố chính là cái bãi cát dài và rộng, nằm phía trước hai quả núi Đại và Tiểu Tô Châu, bên trái vàm sông Giang Thành (còn gọi là sông Hà Tiên), lối vào vũng Đông Hồ, nơi có nhiều loài vạc quây quần kiếm ăn, và người dân địa phương đã gọi nơi đó là cồn Quay Vạc [5].